II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
2 - Binh-Khí Sắc-Bén
Song-Kiếm
双劍
« Kiếm-Pháp Song-Kiếm »
双劍劍法
Khảo-luận về Kiếm-Pháp Song-Kiếm Đại-Việt, tự-nhiên chúng ta cũng phải đề-cập đến Kiếm-Pháp Song-Kiếm Trung-Hoa vì cùng chung một Văn-Hóa Võ-Thuật. Nhưng vì không cùng chung Quan-Niệm Võ-Thuật nên Kiếm-Thuật Việt-Nam lại có nhiều điểm rất dị-biệt do cách huy-động Kiếm khác nhau.
Vã lại Kiếm-Pháp Trung-Hoa chuyên dùng loại Kiếm Hai Cạnh Bén (như Nữ Kiếm-Vũ lừng danh Công-Tôn Đại-Nương 公孫大娘 Triều Nhà ĐƯỜNG 618-907 CN., biểu-trưng thao-diễn với thanh Kiếm Hai Cạnh Bén trong Tập tranh "Hoa Lệ Châu Tụy Tú - 畫麗珠萃秀" bởi Hách Đạt Tư - He Dazi 赫達資 thời Triều Nhà THANH) ; còn Kiếm-Pháp Đại-Việt, thì lại thường sử-dụng loại Kiếm Một Cạnh Bén nhiều hơn.
Chúng ta chỉ việc tường-lãm những tài-liệu về Tranh Vẻ, về Tranh Sơn-Mài, về Phù-Điêu, về Tranh Nhân-Gian (như của Đông-Hồ) v.v. là đủ thẩy rõ rằng Hai Bà TRƯNG-Nữ-Vương, cũng như Bà Nhụy-Kiều Tướng-Quân TRIỆU Thị Trinh, Bà Nữ-Tướng Tây-Sơn Đô-Đốc BÙI Thị Xuân, Bà Nữ-Chúa Sông Trà (Bà TRÀ Tân-Khánh), đều được biểu-trưng sử-dụng loại Song-Kiếm Một Cạnh Bén.
Công-Tôn Đại-Nương
(公孫大娘) múa « Kiếm Hai Cạnh Bén »
|
Bùi Thị Xuân lừng danh với « Song-Phượng Kiếm » Một Cạnh Bén
|
Sự-kiện sử-dụng loại Song-Kiếm Một Cạnh Bén này có hai nguyên-do : nguyên-do xa và nguyên-do gần.
1) - Nguyên-Do Xa thuộc về Ảnh-Hưởng của Lịch-Sử Rèn-Đúc Kiếm từ thời Ngô-Việt, qua thời Nhà TÙY đến thời Nhà ĐƯỜNG là một thời-kỳ mà nghệ-thuật đúc rèn Kiếm Một Cạnh Bén đạt tới mức tuyệt-đỉnh vô-tiền khoáng-hậu. Vì thế hai nước Nhật-Bản và Đại-Việt đều chịu ảnh-hưởng sâu-xa của loại Kiếm Một Cạnh Bén đúc rèn từ thời triều Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN). Trong khi đó bên Trung-Hoa lại định-hướng theo loại Kiếm Hai Cạnh Bén phát-triển dưới triều Nhà TỐNG (SONG 960~1279 CN), tiếp-tục dưới triều Nhà MINH (MING 1368~1644 CN), rồi dưới triều Nhà THANH (QING 1644~1912 CN).
2) - Nguyền-Do Gần thuộc về Ảnh-Hưởng của Lịch-Sử Chiến-Trận. Kiếm Một Cạnh Bén bao giờ cũng dễ mau đúc rèn cho binh-đội hơn Kiếm Hai Cạnh Bén đặng kịp thời ứng-chiến.
(Còn tiếp...)
Bộ Viện TRỊNH Quang Thắng |
« Song-Kiếm Thảo »
双劍草
.
Nước Đại-Việt có Truyền-Thống dạy Kiếm-Pháp Song-Kiếm cho các thiếu-nữ và thiếu-phụ.
Ngày nay, chúng ta nhận thấy rằng Truyền-Thống ấy còn được giữ-gìn phần nào, nhưng sự giáo-luyện về Kiếm-Pháp của Song-Kiếm thì không tương-xứng với những bài Song-Kiếm Thảo của Cổ-Nhân đã lưu-truyền.
Trường-hợp điển-hình là bài Thảo « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) của bà Nữ-Tướng Tây-Sơn Đô-Đốc BÙI Thị Xuân, người theo sự tương-truyền là đã sáng-tác ra bài Song-Kiếm Thảo trứ-danh này ! Nó đòi hỏi một giáo-trình nghiêm-túc về Kiếm-Thuật cũng như về Kiếm-Pháp của Đại-Việt và Tấn-Pháp cùng Bộ-Pháp trong Võ-Trận.
Môn-Sinh Võ Cổ-Truyền Việt-Nam cần biết rằng lối thị-phạm Song-Kiếm Thảo của Wushu Trung-Quốc cùng lối sử-dụng Song-Kiếm có lưỡi Hai Cạnh ngụy-chế bằng nhôm thật nhẹ đặng múa cho được hết sức nhanh là không thể nào mà diễn-đạt cho được « Kiếm-Pháp và Kiếm-Thuật Song-Kiếm » của bà Nữ-Tướng Tây-Sơn Đô-Đốc BÙI Thị Xuân. Và đó là chưa nói tới Loại Song-Kiếm mà các Bà TRƯNG, Bà TRiỆU và của bà Nữ-Tướng Tây-Sơn Đô-Đốc BÙI Thị Xuân đã sử-dụng là Loại Kiếm có lưỡi Một Cạnh bén với Mũi Vếch, đặc-thù của dân-tộc chúng ta.
Lưỡi « Song-Kiếm Thép », một cạnh bén,
có mũi kiếm vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒),
với Tiền-Hộ-Chắn (Ricasso) hình chữ " V ", đặc-thù của Đại-Việt.
(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)
« Song-Kiếm ĐẠI-VIỆT » hai cạnh bén
không đặt chung trong một Vỏ Kiếm
(Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19).
(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)
« Song-Kiếm Thép », hai cạnh bén, không buộc Tuệ-Kiếm nơi Chuôi,
đặt chung trong một Vỏ Kiếm, có khắc chữ Thọ 夀 điệu-cách-hóa
trên Chuôi Kiếm và trên Sao Kiếm theo lối trang-trí đặc-thù của Việt-Nam.
Việt-Nam - Tế-Kỷ 19
Thời Nhà NGUYỄN (1802–1945).
(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)
(Còn tiếp...)
Bài Thảo
« Tuyết-Hoa Song Kiếm »
双 劍 雪 花
Tuyết-Hoa kết-tinh giữa mùa Đông băng-giá
(Tín-dụng Ảnh : snowcristals.com)
Bài thảo-pháp căn-bản về Song-Kiếm của Hệ-phái Bình-Định Sa-Long-Cương là bài Thảo « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ), gồm có 42 Chiêu-Thức, phân chia thành Tam-Lộ :
- Đệ-Nhất Lộ : có 15 Chiêu-Thức ;
- Đệ-Nhị Lộ : có 11 Chiêu-Thức ;
- Đệ-Tam Lộ : có 16 Chiêu-Thức
Những Chiêu-Thức « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ) trên đây được điễn-đạt bằng bài Thiệu viết theo Hán-tự mật-mã-hóa những Kiếm-Chiêu tỏa phát ánh thép tung bay như muôn ngàn đóa Tuyết-Hoa kết-tinh giữa mùa Đông băng-giá. Cho nên Môn-Sinh muốn thấu-đáo Bài Song-Kiếm Thảo này cần phải am-tường những Chiêu-Thức Loang Song-Kiếm hoàn-toàn khác nhau như trong những Thế « Tiến Tả Loan Kiếm », « Tiến Hữu Loan Kiếm » và « Loan Kiếm Tuyết-Hoa ».
Ðây là một bài thảo-pháp Song-Kiếm cổ xưa hiếm-quý của Trung-Hoa đã bị thất-truyền - nhưng vẫn được dựng thành chuyện Phim « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ) lừng danh trên màn ảnh - mà chỉ riêng còn được Sư-Trưởng Trương-Thanh-Ðăng duy-nhất cẩn-trọng bảo-tồn trong Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương tại Việt-Nam.
- Ngày nay, nhiều võ-đường trên thế-giới không truyền-thụ một số Chiêu-Thức đúng-đắn theo những câu Thiệu trong Thảo-pháp « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ). Chẳng hạn như các Thế « Xuất-Hổ Tiềm-Long », « Song-Long Quá Hải », « Thiết-Ngưu Chuyền Giác » hay « Tiên-Ông Phóng Kiếm », v.v., đều không được thị-phạm đúng theo Kiếm-Pháp Song-Kiếm khiến cho bài thảo-pháp Song-Kiếm cổ xưa này bị suy-thoái. Hai nguyên-do chánh là sự nhầm-lẫn với Song-Đao có lưỡi Một Cạnh bén trong khi bài Thảo này sử-dụng Song-Kiếm với lưỡi có Hai Cạnh bén và sự khiếm-khuyết hiêu-biết Nguyên-Lý cốt-yếu về Kiếm-Thuật Song-Kiếm.
Điều cần-thiết cảnh-báo cho Môn-Sinh Bình-Định Sa-Long-Cương hay là năm 2006, bài Kiếm-Thảo « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ) của Sư-Trưởng Trương-Thanh-Thanh truyền lại chúng ta đã bị người ta ngụy-chế thành bài Kiếm-Thảo với cái tên khôi-hài là « Song Tuyết Kiếm » lấy từ Tên bài « Song-Phượng Kiếm » và tên bài Tuyết-Hoa Song Kiếm » để đưa ra thị-trường.
Những ai đã được học bài « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) của Chùa Long-Phước và bài « Tuyết-Hoa Song-Kiếm » ( 雪 花 双 劍 ) cùng thuộc làu bài Thiệu Tuyết-Hoa Song-Kiếm của Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương đều nhận-định rất rõ-ràng sự việc cưỡng-đoạt Di-Sản Văn-Hóa này. Thật là một điều đáng thương cho những thanh thiếu-niên ham-chuộng Võ Cổ-Truyền sẽ phải tốn công sức để luyện tập một bài Song-Kiếm Thảo ngụy-chế vá-víu theo kiểu "lấy râu ông này cắm cằm bà kia", cốt múa cho đẹp mắt bằng cách gia thêm vài thao-tác Kiếm-Thuật Wu-Shu, mà không chút giá-trị Sư-Phạm Kiếm-Thuật.
Bài Thảo
« Song-Phượng Kiếm »
雙鳳劍
Võ-Sinh Trần Thị Tuyết-Trinh trình-diễn bài Thảo « Song-Phương Kiếm »
trong ngày Liên Hoan Quốc-Tế Võ Cổ-Truyền Việt-Nam Lần V
tại huyện Tây-Sơn, tỉnh Bình-Định - tháng 08 năm 2014.
(Tín-dụng Ảnh : Vũ-Tuấn)
Bài Thảo « Song-Kiếm » lừng danh hiện nay của Miền Đất Võ Bình-Định là bài Thảo « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) gồm có 8 câu Thiệu viết bằng Hán-Nôm theo Thể Thơ Ngũ-Ngôn (40 chữ) mật-mã-hóa những Kiếm-Chiêu bay lượn nhảy múa như đôi Chim Phượng bên ven rừng thiêng, mà nghĩa-lý Kiếm-Thiệu rất u-mật, dường như thầm nhắn gởi một điều gì cho ai người Kiếm-Khách như sau :
Song-Phượng Kiếm
01 - Lợi* Kiếm mộ* hồn Thương02 - Vân phi hà nguyệt tẫu03 - Phượng-dực đáo lâm tiền04 - Tứ-quí bảo Nam-bang05 - Đông-sương lưu quan-ải06 - Hậu* nhật kiến Loan phi07 - Tây-thiên hà* Kiếm-khách 08 - Phượng-dực đáo non* Bồng.
|
---|
Chú-thích :
- Chữ Lợi trong bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này là chữ Hán-ngữ « Lợi 利 » (7 nét) nghĩa là Sắc, Bén.
- Chữ Mộ trong bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này là chữ Hán-ngữ « Mộ 慕 » (15 nét) nghĩa là Mến.
- Chữ Hậu trong bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này là chữ Hán-ngữ « Hậu 候» (10 nét) nghĩa là Dò Ngóng, Trông Chờ ; chứ không phải là chữ Hán-ngữ « Hậu 後 » (9 nét) nghĩa là Sau.
- Chữ Hà trong câu Thiệu 07 của bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này là chữ Hán-ngữ « Hà 遐 » (13 nét) nghĩa là Xa ; chứ không phải là chữ Hán-ngữ « Hà 何 » (7 nét) nghĩa là Sao, Cớ gì như trong câu Thiệu 02.
- Chữ Non trong câu Thiệu 08 của bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này là chữ Nôm-ngữ « Non » nghĩa là Núi-Non (Tiếng Việt có thành-ngữ Non Bồng Nước Nhược để nói về Tiên-cảnh non-nước Bồng-Lai ; chứ không có thành-ngữ Sơn Bồng Nước Nhược vì không dùng chữ Hán-Ngữ « Sơn 山» (3 nét) dù cùng có nghĩa là Núi ). Ở đây chúng tôi cũng xin được nhắc lại rằng bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) này được sáng-tác vào thời Nhà Tây-Sơn, một Triều-đại chủ-xướng dùng Việt-Nho (chữ Hán-Nôm) để thay thế Hán-Nho (chữ Hán).
Tuy-nhiên sau nhiều ngày tháng nghiên-cứu Bài Thiệu « Song-Phượng Kiếm » ( 雙 鳳 劍 ) của bài Thảo Song-Kiếm trên đây, chúng tôi đã vỡ lẽ được rằng đây chẳng phải là bài Thiệu đích-nhiên của bài Thảo Song-Kiếm sử-dụng loại Song-Kiếm có lưỡi Một Cạnh bén và mũi kiếm vếch, đặc-thù của Đại-Việt. Với lối hành văn như trên, bài Thiệu này không thể nào mật-mă-hóa qua 8 câu Thiệu một cách sư-phạm những 64 Chiêu-Thức biến-hóa thần-kỳ ảo-diệu, đáp-biện tượng-số 64 Quẻ trong Bát-Quái.
Như vậy một nghi-vấn đã được nêu lên rằng : Bài Thảo-pháp « Song-Phượng Kiếm » này có thật đúng như lời tương-truyền là của Bà Nữ-Tướng Đô-Đốc Bùi Thị Xuân của Triều-Đại Nhà Tây-Sơn (1788-1802) sáng-tác để rèn-luyện các Tướng-Sĩ lúc còn ở vùng Tây-Sơn Hạ-Đạo, nơi Bà huấn-luyện Chiến-Tượng ? Hay đây là Bài Thảo Song-Kiếm cổ xưa của Miền Đất Võ Bình-Định sỡ-hữu một bài Thiệu hoàn-toàn khác hẳn ?
Bài Thảo
« Tiên-Nương Song-Kiếm »
仙 娘 雙 劍
Kiếm-Chiêu như chập-chờn phiêu-bồng đảo-lượn tung bay
theo bóng hình Nàng Tiên siêu-xuất.
(Tín-dụng Ảnh : The Epoch Time)
Bài Thảo « Song-Kiếm » nổi tiếng của Hệ-Phái quí cụ Khiển-PHẠN & Khiển-Thi, Huyện Tây-Sơn, là bài Thảo Tiên-Nương Song-Kiếm 仙 娘 双 劍 gồm có 16 câu Thiệu (101 chữ) mật-mã-hóa những Kiếm-Chiêu liên-hoàn công-thủ như chập-chờn phiêu-bồng đảo-lượn tung-bay theo bóng hình Nàng Tiên siêu-xuất.
Đây là một bài Thảo-pháp hiếm-quý trong Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định, rất thâm sâu về Sư-Phạm Kiếm-Thuật Song-Kiếm, huấn-luyện Môn-Sinh sử-dụng Song-Kiếm có lưỡi Một Cạnh bén và Mũi Kiếm Vếch, đặc-thù của Đại-Việt. Nó đòi hỏi Mõn-Sinh phải đạt-thành về Roi-pháp trong Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định trước khi vào học bài Thảo-pháp Song-Kiếm này.
Tuy-nhiên vì bài Thảo-pháp Tiên-Nương Song-Kiếm 仙 娘 双 劍 vận-dụng Thần-Thái và áp-dụng Hình-Thái qua những Chiêu-Thức - thí-dụ như trong câu Thiệu « Xà Mỹ-Nữ Đoan-Trang Thượng Mã » - cho nên Kiếm-Sinh chưa rành Yếu-Lý Kiếm-Thuật thì không thể thi-triển được với tất cả hiệu-năng.
Bài Thảo Võ-Trận Cổ-Truyền Đại-Việt
« Song-Kiếm Thảo »
双劍草
Kiếm-Chiêu biến-ảo như đôi Long Phượng
bay-lượn đảo-vờn trong cuộc giao-tranh giữa trời mây nước vần-vũ.
(Tín-dụng Ảnh : vatcanh.com)
Bài « Song-Kiếm Thảo 双劍草» của Võ-Trận nước Đại-Việt là bài Thảo Song-Kiếm cổ xưa, lừng-danh của Hệ-Phái cụ TRƯƠNG-Trạch (Vị Thầy của Sư-Trưởng Trương Thanh Đăng, người sáng-lập Hệ-Phái Sa-Long-Cương), ở Huyện Phù-Mỹ, Xả Mỹ-Hòa, Thôn Phú-Thiện, gồm có 8 câu Thiệu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn Bát-Cú (56 chữ) mật-mã-hóa một cách tinh-vi những Chiêu-Thức Song-Kiếm ảo-diệu liên-hoàn công-thủ, tung-hoành sa-trường.
Đây là một bài Thảo-Pháp Song-Kiếm có lưỡi Một Cạnh bén và Mũi Kiếm Vếch, đặc-thù của Đại-Việt, sở-hữu những Kiếm-Chiêu biến-ảo như đôi Long Phượng bay-lượn đảo-vờn trong cuộc giao-tranh giữa trời mây nước vần-vũ.
Vì ngày nay Dòng Võ của cụ Trương-Trạch không có Hậu-duệ tiếp nối võ-nghiệp, bài « Song-Kiếm Thảo 双劍草» này tưởng đâu đã bị thất-tuyền từ lâu. Ngờ đâu Hồn Thiêng sông núi Việt vẫn hiển-linh âm-thầm huyền-diệu bảo-tồn Di-Sản Võ-Học này một cách thật kỳ-lạ, ngoài mọi sự tưởng-tượng, tại Thôn An-Chánh, Xả Tây--Bình, Huyện Tây-Sơn, Tỉnh Bình-Định. Vì thế cho nên ngày giờ này chúng ta vẫn còn sở-hữu bài Thảo Song-Kiếm hiếm báu nói trên của Tổ-Tiên Việt.
Môn-Sinh muốn thị-phạm đúng-đắn những Chiêu-Thức trong bài Thảo-Pháp Song-Kiếm cao-cấp này, cần phải đạt-thành Tấn-Pháp cùng Bộ-Pháp và những căn-bản chủ-yếu của Kiếm-Thuật Song-Kiếm trong Hệ-Phái Võ-Trận Cổ-Truyền Đại-Việt.
Ban Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng |
-
Khảo-Luận về Song-Kiếm
-
Khảo-Luận về Kiếm-Thuật Song-Kiếm
-
Khảo-Luận về Kiếm-Pháp Song-Kiếm